Kết quả tìm kiếm cho "nông dân nuôi lợn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3943
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thị trường nông sản đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp sinh thái không còn là lựa chọn đơn thuần, mà đã trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa hoàn thành chuyến khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà và hỗ trợ xây tặng nhà Tình nghĩa cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Mỹ Đức, xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú).
Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) gắn với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, trở thành công trình mang giá trị nổi bật toàn cầu, vừa là trung tâm quyền lực vừa là pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.
Khi những cơn mưa đầu đánh thức sức sống của muôn loài ở vùng Bảy Núi, cũng là lúc người dân miệt bán sơn dã bước vào vụ canh tác nhộn nhịp nhất trong năm.
Giữa nhịp sống hối hả, vẫn còn những mảnh đời lặng lẽ vượt qua từng ngày khó nhọc. Bà Đặng Thị Ghi (78 tuổi) sống đơn chiếc, mang nhiều bệnh tật trong tuổi xế chiều. Chị Trương Thị Kim Xiên (43 tuổi) câm điếc từ nhỏ, nay lại chống chọi với ung thư vú, sức khỏe suy kiệt từng ngày. Mỗi người một cảnh đời, nhưng đều rất cần sự chung tay, sẻ chia từ cộng đồng để có thêm hy vọng vượt qua nghịch cảnh.
Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, An Giang hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao - “chìa khóa” để nâng tầm nông sản.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành nông nghiệp đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng, xứng đáng là “trụ đỡ” của nền kinh tế địa phương.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Ở An Giang, rất dễ nhìn thấy “chợ di động”. Chúng là những chiếc xe đẩy và xuồng ghe chở đầy ắp hàng hóa, đồ ăn rong ruổi khắp ngõ xóm, kênh rạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân.
Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Về ấp An Bình, xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới), chúng tôi ghé thăm 2 mảnh đời không may mắn, đang phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt từ bệnh tật và nghèo khó. Đó là anh Lê Minh Tiến (33 tuổi) và bà Trần Thị Bé Nhỏ (61 tuổi), đều mắc bệnh hiểm nghèo, cần điều trị lâu dài và tốn kém.